Tác hại của việc thức khuya đối với hệ sinh lý
Nhịp sống ngày càng nhanh, chúng ta luôn bận bịu..và hậu quả là ngày càng có nhiều người thường xuyên phải thức khuya. Điều này ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe, về lâu dài sẽ dãn đến tình trạng yếu sinh lý cho chính mình.
Tác hại của việc thức khuya (thần kinh mệt mỏi do không thích nghi với việc không tôn trọng đồng hồ sinh học):
Theo đồng hồ sinh học thì:
- Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy.Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
- Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạnnày, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn, từ đó sẽ dẫn đến bị liệt dương, sinh lý kém.
- Nếu thường xuyên phải thức khuya, sẽ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể sẽ giảm, dễ cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng…
- Những người thức khuya thường hay ăn đêm. Đây cũng là điều khiến người ta lo ngại, bởi vì thường xuyên ăn vào ban đêm sẽ dễ bị ung thư dạ dày. Sức sống của các tế bào trên niêm mạc dạ dày không dài, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Thường xuyên ăn vào ban đêm, sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi.
- Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Thói quen ăn đêm, không những gây khó ngủ, mà sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng. Cứ như vậy lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì.
- Thiếu ngủ sẽ khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác. Như vậy, nếu thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến bị điếc tai.
- Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
- Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Theo Thuocsinhly.vn
--------------------------------------------------------------------