Hỏi đáp
Những Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

Đi đại tiện bị chảy máu có phải bị bệnh trĩ?

Gần đây em đi đại tiện bị chảy máu. Có phải em bị bệnh trĩ? Mẹ em thấy vậy vội đi hỏi các nơi để tìm thuốc đắp. Nếu bị trĩ có bắt buộc phải phẫu thuật cắt trĩ không? Em nghe nói có phương pháp cắt trĩ không đau và không chảy máu? 

Võ Thiên Thanh (Q.Thủ Đức, TP.HCM)

di-dại-tiẹn-bị-chảy-mau-co-phai-bi-benh-tri

ThS-BS Trần Anh Trứ – Khoa Hậu môn trực tràng, Bệnh viện An Sinh trả lời:

Rất nhiều trường hợp bị chảy máu, đau rát, ngứa hậu môn thay vì đến bệnh viện khám để biết nguyên nhân, nhiều người lại nghĩ các triệu chứng này là do bị bệnh trĩ, rồi tự tìm các loại lá đắp lên vết thương hoặc đến các thầy lang mua thuốc bôi rụng trĩ. Việc can thiệp như thế có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. Chảy máu hậu môn có nhiều nguyên nhân, thường gặp là bệnh trĩ nhưng cũng có thể là polip trực tràng và đại tràng; viêm, nứt kẽ ống hậu môn; viêm loét đại trực tràng chảy máu. Bạn nên đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tuyệt đối không được tự ý điều trị để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Ở mỗi giai đoạn, bệnh trĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cải thiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vệ sinh hợp lý hay uống thuốc; sau đó là dùng các thủ thuật như thắt trĩ, chích xơ búi trĩ… và chỉ định mổ nếu trĩ nội lớn độ III, độ IV hay trĩ có biến chứng như chảy máu trĩ tắc mạch.

Cho đến nay, không có một phương pháp nào cắt trĩ mà không đau. Vùng hậu môn là một vùng nhạy cảm, rất nhiều thần kinh cảm giác nên sau mổ trĩ, bệnh nhân không thể tránh được cảm giác đau, thốn, tức vùng hậu môn và cảm giác kích thích đi cầu sau thời gian hết thuốc tê. Tuy nhiên, cảm giác đau của từng bệnh nhân không giống nhau, có những bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng trên rất ít và có khi không cần dùng đến thuốc giảm đau sau 48g. Trong khi đó, có những bệnh nhân bị các triệu chứng trên gây nhiều phiền toái và cảm giác đau cũng rất nhiều. Cảm giác đau là luôn luôn có tùy thuộc vào phương pháp mổ, tùy thuộc vào bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà bác sĩ có thể phẫu thuật phối hợp thêm như cắt polyp, cắt da thừa hậu môn, cắt mô xơ đường nứt, cắt đường rò hậu môn…

Phẫu thuật trĩ cũng như phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng đều có nguy cơ chảy máu vì vùng hậu môn trực tràng có rất nhiều mạch máu. Sau mổ, vùng hậu môn thường tiết ít dịch nhầy màu hồng hay vài giọt máu tươi khi bệnh nhân đi vệ sinh và tự cầm máu. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân đi vệ sinh bị ra máu rất nhiều, vừa máu đỏ tươi lẫn máu đã đông hay máu sẫm màu, tỷ lệ này có thể gặp từ 2 – 4% và gặp nhiều từ bốn – bảy ngày sau mổ, các trường hợp này cần phải nhập viện để được cầm máu.

 

Bạn cần tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi:

ĐT:(08) 62 806 995 - 0962 200 400 (Ms Thanh)

---------------------------------

Đánh Giá


Đối tác