Hỏi đáp
Những Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

Vì sao bị nhau tiền đạo?

 

Vợ tôi mang thai sắp đến ngày sinh, được bác sĩ (BS) chẩn đoán nhau tiền đạo (NTĐ) và được theo dõi sát sao, chờ ngày sinh nở. Tôi vẫn rất thắc mắc về NTĐ, xin BS tư vấn giúp.

Trường Kiên (Long An)

vi-sao-bi-nhau-tien-dao

BS Nguyễn Phan Quốc Thuận- BV Q.2, TP.HCM trả lời:

Bình thường, bánh nhau sẽ nằm ở phía trên hoặc thân tử cung. NTĐ là tình trạng bánh nhau nằm thấp ở phía dưới tử cung, có thể che một phần hoặc che hoàn toàn lỗ tử cung, cản đường đi của thai nhi khi sinh ngả âm đạo. Do đó, đa phần sản phụ có NTĐ sẽ được mổ lấy thai.

Dấu hiệu nghi ngờ NTĐ thường thấy nhất là tình trạng ra huyết âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ: huyết đỏ tươi, có thể ra rất nhiều, đông lại thành cục, thai phụ thường không đau bụng. Hiện nay, phương pháp an toàn, hữu hiệu, được dùng nhiều nhất để phát hiện NTĐ là siêu âm. Thai phụ nên khám thai định kỳ để được phát hiện kịp thời tình trạng NTĐ.

Nguyên nhân chính xác của NTĐ hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, người ta quan sát thấy những người sau đây thường gặp phải: sản phụ đã sinh nở nhiều, nạo phá thai, sẩy thai nhiều lần, người bị viêm nhiễm tử cung hoặc những sản phụ đã có tiền căn NTĐ.

NTĐ thường nguy hiểm khi xuất huyết ồ ạt, có thể dẫn đến tử vong mẹ nếu cấp cứu không kịp thời. Đối với thai, thường gặp là suy thai, thậm chí là phải chấm dứt thai kỳ, bất chấp tuổi thai khi NTĐ ra huyết nhiều đe dọa tính mạng người mẹ. Mổ lấy thai được chỉ định để chấm dứt thai kỳ, đối với trường hợp NTĐ ra huyết nhiều, NTĐ trung tâm; các trường hợp còn lại sẽ được cân nhắc để sinh thường ngả âm đạo.

Để dự phòng NTĐ, phụ nữ không nên sinh đẻ nhiều (nguy cơ cao đối với lần mang thai thứ tư trở lên) và không nạo phá thai nhiều.


Bạn cần tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi:

ĐT:(08) 62 806 995 - 0962 200 400 (Ms Thanh)

---------------------------------

 

Đánh Giá


Đối tác